Từ ngày 15/3/2023, các thuê bao di động chưa có thông tin chuẩn, không trùng khớp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hay còn gọi là sim rác, sim không chính chủ sẽ bị khóa một chiều. Và đến ngày 31/3/2023 sẽ chính thức bị khóa hai chiều nếu không thực hiện cập nhật dữ liệu chuẩn.
- Tổng hợp cách kiểm tra thời lượng pin AirPods, AirPods Pro chuẩn xác nhất
- Đồng hồ Samsung Galaxy Watch 5 có kết nối được với iPhone?
- Tổng hợp các cách nạp thẻ MobiFone đơn giản, nhanh chóng
- Hướng dẫn đổi điểm Viettel nhận Voucher – Thả ga mua sắm
- Cách đăng xuất Facebook trên điện thoại máy tính từ xa CỰC DỄ
Trong bài viết này, Công ty Luật CIS sẽ hướng dẫn các bạn 5 cách để kiểm tra sim chính chủ mới nhất 2023.
Bạn đang xem: Tổng hợp 5 cách kiểm tra sim chính chủ mới nhất 2023
Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, các thuê bao di động cần phải cung cấp các thông tin cá nhân chính xác (họ và tên, CMND/CCCD, ngày cấp và nơi cấp, …) với các nhà mạng. Quy định này nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ và hạn chế tình trạng SIM rác trên thị trường.
Điều 15. Giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao (Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định số 49/2017/NĐ-CP)
5. Thông tin thuê bao bao gồm:
a) Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);
b) Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);
c) Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;
đ) Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);
e) Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau);
g) Họ tên nhân viên giao dịch; thời gian thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thời gian thực hiện mỗi lần cập nhật thông tin thuê bao (đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cập nhật lại thông tin thuê bao); địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.
Để kiểm tra xem sim của bạn có phải là sim chính chủ hay không, bạn có thể thực hiện theo một trong năm cách dưới đây:
1. Cách 1: Gửi tin nhắn cho tổng đài
Bạn soạn tin nhắn có nội dung: TTTB và gửi tổng đài 1414, hệ thống sẽ gửi lại thông tin thuê bao qua tin nhắn cho bạn.
2. Cách 2: Kiểm tra trên ứng dụng của Nhà mạng
Nếu làm cách này, bạn vào kho ứng dụng trên điện thoại (CH Play hoặc App Store), tìm tên ứng dụng của Nhà mạng mà bạn đang sử dụng.
∗ Đối với Mạng Mobifone: tên app là My Mobiphone
Đăng nhập -> chọn mục Khác -> Thông tin khách hàng-> Thông tin thuê bao-> hiển thị thông tin thuê bao Mobiphone của bạn.
∗ Đối với Mạng Vinaphone: tải app tên là MyVNPT.
Bạn đăng nhập, sau đó chọn mục “Thông tin thuê bao”, sau đó ứng dụng sẽ hiển thị các thông tin của bạn.
∗ Mạng Viettel: tên app là My Viettel.
Bạn đăng nhập, sau đó chọn Biểu tượng trợ lý ảo của Viettel. Bạn chọn Thông tin thuê bao để hiện ra các thông tin như Gói cước, loại sim, loại thuê bao….. Bạn chọn Thông tin khách hàng để hiện ra các thông tin như Họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD:
3. Cách 3: Kiểm tra trên website của nhà mạng
Bạn truy cập website của nhà mạng, đăng nhập và chọn mục Thông tin thuê bao.
– Đối với nhà mạng Vinaphone, bạn truy cập website: https://my.vnpt.com.vn/
Xem thêm : Cách tắt máy tính Casio FX 580VNX đúng cách đơn giản nhất
– Đối với nhà mạng Mobifone, bạn truy cập website https://www.mobifone.vn/
– Đối với nhà mạng Viettel, bạn truy cập website https://viettel.vn/
4. Cách 4: Kiểm tra qua ứng dụng Zalo
Một số nhà mạng cho phép tra cứu thông qua ứng dụng Zalo, ví dụ như Mobifone.
Cách làm như sau:
– Tìm tên nhà mạng trên khung tìm kiếm của ứng dụng Zalo;
– Chọn tra cứu thông tin thuê bao;
– Trên ứng dụng sẽ hiện ra thông tin thuê bao của bạn.
5. Cách 5: Kiểm tra tại điểm giao dịch của nhà mạng
Bạn đến trực tiếp các Điểm giao dịch gần nhất của nhà mạng để cập nhật lại thông tin thuê bao.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn 5 cách để kiểm tra sim chính chủ mới nhất 2023.
Tình trạng lừa đảo qua điện thoại ngày càng phổ biến, ngoài ra, hiện nay nhiều thủ tục hành chính hầu hết đều sử dụng tài khoản trực tuyến (tài khoản dịch vụ công quốc gia), nên các thông tin thuê bao sim phải chính xác với thông tin nhân thân.
Do vậy, bạn cần kiểm tra ngay sim của bạn có phải là sim chính chủ hay không theo các bước nêu trên, để đảm bảo quyền lợi cho bạn và tránh bị khóa sim.
Công ty Luật CIS – CIS LAW FIRM
109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 028.3911.8581 – 3911.8582 Hotline: 0916.568.101 Email: info@cis.vn
Nguồn: https://sieutrinhohocduong.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ