Motivation letter hay Cover letter là lá thư thường được yêu cầu trong các hồ sơ xin học bổng, xin việc hay xin vào một chương trình học hoặc ngoại khóa. Mục đích chính của cả Motivation letter hay Cover letter là bày tỏ nguyện vọng của ứng viên cũng như thuyết phục mình là ứng viên phù hợp nhất cho học bổng, vị trí công việc hoặc khóa học nào đó.
Phân biệt Motivation (Cover) letter và Statement Of Purpose
Nếu SOP có mục đích nói lên mục tiêu và kế hoạch đạt được của cá nhân về chương trình họ đang ngắm đến thì Motivation hay Cover letter là một lá thư bày tỏ nguyện vọng, động lực đã khiến bạn ứng cử vào vị trí đó.
Bạn đang xem: Motivation letter – Cover letter là gì?
Nếu không được yêu cầu hai lá thư riêng lẻ, bạn hoàn toàn có thể lồng hai nội dung trên thành một.
>> Viết SOP, khoe sao cho khéo?
Cách viết Cover letter – Motivation letter như thế nào?
Trong một lá thư bày tỏ nguyện vọng, bạn cũng sẽ phải giới thiệu về bản thân: kinh nghiệm học tập, làm việc và quan trọng nhất là động cơ khiến bạn muốn được nhận vào vị trí đó.
Cái quan trọng là bạn cần phải biết chọn ra những thông tin cá nhân đắt giá. Chẳng hạn, nếu bạn muốn dự tuyển vào vị trí biên tập viên cho một tờ báo thì kinh nghiệm bán quần áo ở shop sẽ chẳng có ý nghĩa gì, trong khi đó thành tíchđạt giải báo tường… đồng đội hồi phổ thông sẽ thuyết phục hơn rất nhiều.
Động cơ dự tuyển có thể xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan, nhưng bạn cần lưu ý thông tin phải xác thực và thuyết phục và không viết theo kiểu “kể khổ” về điều kiện cá nhân. Với kinh nghiệm xét duyệt qua nhiều lá thư bày tỏ nguyện vọng, người chấm chắc chắn sẽ đoán được tỉ lệ sự thật trong câu chuyện thông qua cách hành văn của bạn.
Khi xin việc làm thêm trong quá trình du học, chẳng cần nói thì ai cũng biết lí do cơ bản là để trang trải học phí. Nhưng bạn không nên viết theo hướng tôi cần tiền và chấm hết. Một người khéo léo sẽ biết khéo léo lồng những thông tin bổ trợ cho lí do “trang trải học phí”: vì gia đình có các anh chị em vẫn đang ở tuổi đi học, vì đồng lương công nhân của bố mẹ không thể cho phép họ theo đuổi ước mơ du học – nhất là khi có sự chênh lệch mức sống giữa hai đất nước…
Xem thêm : Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?
>> Một số câu thông dụng khi viết thư xin việc
hotcourses.vn
Những giấy tờ cần gửi kèm thư nguyện vọng
Một Motivation letter cần được gửi kèm với CV để chứng thực thông tin mà bạn đã trình bày là đúng. Đây cũng là cơ hội để bạn chia sẻ rõ hơn về nguyện vọng và “khoe” bày câu chuyện của mình, để người đọc hiểu hơn về nguyện vọng của bạn.
Ngoài ra, một tờ giấy có giá trị “yểm trợ” rất lớn nữa là Recommendation letter, Thư giới thiệu. Ý kiến của một người thứ ba bao giờ cũng khách quan và có trọng lượng, nhất là những người đã từng làm việc hoặc có liên quan đến quá trình học tập của bạn trước đó. Nếu bạn muốn xin học bổng, một lá thư giới thiệu của giáo viên phụ trách của khóa học trước đó sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt người cấp học bổng. Còn nếu muốn xin việc, người bạn cần tìm đến chắc chắn là sếp cũ rồi (nhưng phải là sếp trực tiếp chứ không phải là sếp tổng, người mà bạn chỉ gặp 1,2 lần mỗi năm ở văn phòng nhé).
>> Kinh nghiệm xin thư giới thiệu du học (Recommendation letter)
Các bằng cấp, giấy khen hay những công trình quan trọng mà bạn đã từng đạt được trước đây cũng sẽ giúp bạn minh chứng cho những thông tin đã viết trong thư.
Một “dàn bài” kiểu mẫu
Lá thư nguyện vọng nên được chia làm ba phần:
Phần đầu: Giới thiệu vị trí bạn đang muốn dự tuyển và nêu rõ nguồn thông tin đã giúp bạn biết đến công việc/ học bổng này.
Xem thêm : Trật tự tính từ trong tiếng Anh
Phần 2, cũng là phần quan trọng nhất: Giới thiệu lí do tại sao bạn quan tâm đến vị trí này và nghĩ rằng mình phù hợp/cần nó. Đây là lúc bạn lăng-xê những điểm mạnh của mình và nghĩ rằng mình là người họ đang kiếm tìm. Bạn có thể kết phần này bằng một câu chứng tỏ bạn đã có quan tâm tới công ty này (những sự kiện công ty đã quan tâm, cảm nhận của bạn về trang Facebook Page của công ty đó…). Hay, ví dụ khi nói về học bổng Chevening, bạn có thể nói rằng bạn đã được truyền cảm hứng và học hỏi được nhiều thông tin về học bổng này qua tác phẩm “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương” của tác giả Giáng Uyên.
Phần 3: Bày tỏ mong muốn được trình bày cụ thể hơn thông qua một cuộc phỏng vấn trực tiếp với đại diện của công ty/học bổng đó.
Tuy yếu tố cá nhân là vô cùng quan trọng, nhưng bạn cũng cần tham khảo các mẫu viết Motivation (Cover) letter trên mạng vì có rất nhiều lí do viết thư nguyện vọng và mỗi nguyên cớ sẽ có cách đề cập khác nhau.
Chúc các bạn thành công trong quá trình ứng tuyển!
>> Viết CV xin học và học bổng
>> Bí quyết viết đơn xin học
Bài viết được cập nhật ngày 24/02/2021 bởi Nghia Tran
Bài viết được chỉnh sửa bởi Võ Quỳnh Hương vào ngày 8/10/2022.
Nguồn: https://sieutrinhohocduong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục