Thương mại quốc tế phát triển đến mức đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phồn vinh toàn cầu. Cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta đã chứng kiến vô số mạng lưới phân phối, chuỗi cung ứng trung tâm vận tải nở rộ, làm đơn giản hóa quy trình mua bán trên toàn thế giới. Vậy ngành thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về chương trình học, mục tiêu đào tạo và cơ hội làm việc mà lĩnh vực hấp dẫn này mang lại nhé.
Thương mại quốc tế là gì?
Thương mại quốc tế (International Commerce) là các hoạt động giao dịch bao gồm hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty hoặc tổ chức ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. So với giao thương trong nước, thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều do sự khác biệt về văn hóa, tuân thủ các thỏa thuận, hiệp định và nguyên tắc đặt ra giữa quốc gia tham gia kí kết.
Bạn đang xem: Ngành thương mại quốc tế: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Thương mại quốc tế là một lĩnh vực trọng điểm nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào việc phân công lao động quốc tế, góp phần không nhỏ trong tăng cường tiềm lực kinh tế và làm giàu cho đất nước, qua đó cải thiện đời sống của người dân.
Ngành thương mại quốc tế học gì?
Thương mại quốc tế là ngành thuộc nhóm ngành kinh tế và đào tạo các kiến thức chuyên môn. Sinh viên theo học ngành thương mại quốc tế trước hết sẽ được trang bị những kiến thức căn bản về:
-
Kinh doanh quốc tế
-
Quản trị đa văn hóa
-
Đầu tư quốc tế
-
Luật thương mại quốc tế
-
Quản trị chất lượng
-
Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại,
-
Quản trị chuỗi cung ứng
-
Hệ thống thông tin quản lý
-
Quản trị logistic kinh doanh
Sau đó, sinh viên sẽ được định hướng nắm vững các kiến thức chuyên sâu và thực tiễn trong ngành Thương mại quốc tế:
-
Xem thêm : Ngành kinh doanh quốc tế: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
-
Marketing quốc tế
-
Quản trị tài chính quốc tế
-
Quản trị vận chuyển quốc tế
-
Quản trị chiến lược toàn cầu
-
Đàm phán thương mại quốc tế
-
Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu
-
Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế
-
Nghiệp vụ hải quan
Sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế cần đảm bảo được những kỹ năng phục vụ cho công việc tương lai, chẳng hạn như sử dụng các phương pháp đo lường, thống kê và kế toán để phân tích và nghiên cứu thị trường, biết cách xử lý thông tin kinh tế để lên kế hoạch phát triển, cũng như nắm bắt các xu hướng phát triển của kinh tế và thương mại quốc tế.
Ngành thương mại quốc tế học ở đâu?
Hiện nay, có khá nhiều trường ĐH, cao đẳng đào tạo ngành thương mại quốc tế, có thể kể đến: ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Kinh tế Tài chính TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng …
Hotcourses Vietnam sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến không thể bỏ qua sau đây:
-
Các khóa đào tạo ngành Thương mại quốc tế ở Mỹ
-
Các khóa đào tạo ngành Thương mại quốc tế ở Úc
-
Xem thêm : 17 TỪ TIẾNG ĐỨC KHÔNG CÓ NGHĨA TIẾNG ANH
Các khóa đào tạo ngành Thương mại quốc tế ở Canada
-
Các khóa đào tạo ngành Thương mại quốc tế ở Anh
Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Thương mại quốc tế” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Thương mại quốc tế, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Ngành thương mại quốc tế ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế đều là những ứng viên tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, công ty trong nước và đa quốc gia. Với kiến thức về chính sách đối ngoại, quản lý đa văn hóa và hệ thống kinh tế quốc tế, có rất nhiều vị trí nghề nghiệp thuộc các mảng chuyên môn đa dạng để bạn lựa chọn. Sau đây là một số công việc phổ biến trong lĩnh vực thương mại quốc tế:
-
Chuyên viên xuất nhập khẩu
-
Chuyên viên kho vận
-
Chuyên viên Marketing và phát triển thị trường
-
Chuyên viên ngoại giao, xúc tiến thương mại, đầu tư quốc tế
-
Chuyên viên chứng từ
-
Chuyên viên khai báo hải quan
-
Chuyên viên thanh toán quốc tế
-
Chuyên viên tài chính quốc tế
-
Giảng viên đào tạo và nghiên cứu về thương mại quốc tế
Trong thực tế, mức lương của nhân sự làm việc trong ngành thương mại quốc tế rất đa dạng, tùy thuộc vào kinh nghiệm, vị trí làm việc và trách nhiệm ở mỗi công việc. Với các vị trí nhân viên và chưa có kinh nghiệm làm việc thì lương dao động trong khoảng từ 5 – 9 triệu đồng/tháng. Khi đã có kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc, bạn sẽ đạt được mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu kinh nghiệm dày dặn hoặc làm các chức danh quản lý, mức lương ngành thương mại quốc tế có thể đạt mức 20 – 40 triệu đồng/tháng.
Nguồn: https://sieutrinhohocduong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục