Là sinh viên quốc tế, sở hữu visa F1, bạn hoàn toàn có cơ hội làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để tránh những rắc rối ngoài ý muốn, thậm chí là bị trục xuất. Tốt nhất, bạn nên gặp Đại diện Sinh viên Quốc tế (International Student Office – ISO) để được tư vấn kỹ càng hơn.
- Học thạc sĩ bằng tiếng Anh ở Đức không nhiều rào cản như bạn tưởng
- 50 CÂU TRÍCH DẪN VỀ DU LỊCH TRUYỀN CẢM HỨNG NHẤT MỌI THỜI
- Trật tự tính từ trong tiếng Anh
- Bạn đã thực sự hiểu về bằng cấp (Degree), Chứng chỉ (Certificate & Diploma) khác nhau như thế nào?
- Những lưu ý khi làm bài luận thuyết phục SSAT (Persuasive essay)
Có 5 loại hình làm việc trong thời gian bạn học tập tại Mỹ và có visa F-1. On-campus (Làm việc tại trường) là dễ/đơn giản nhất, và 4 loại còn lại là Off-campus (Làm việc ngoài trường): OPT (Tập huấn không bắt buộc), CPT (Tập huấn bắt buộc), Economic Hardship (Gặp khó khăn tài chính) và International Institutions (Tổ chức quốc tế).
Bạn đang xem: Du học Mỹ – Hiểu hơn về điều kiện làm việc của visa F1
>> Thị thực sau tốt nghiệp cho du học sinh Mỹ
>> Những trường có điều kiện tuyển sinh “dễ thở” và chi phí phải chăng tại Mỹ
On-Campus
On-campus là loại hình thoải mái nhất vì bạn không cần phải xin phép từ Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ (United States Citizenship and Immigration Services – USCIS). Tuy nhiên, cơ hội làm việc ở hầu hết các trường là không cao và bạn cũng không thể coi đây là chứng minh thu nhập thường xuyên (vì đa số các công việc đều chỉ trả lương theo mức tối thiểu). Ngoài ra, các sinh viên Mỹ luôn được ưu tiên nhận công việc on-campus. Nếu bạn muốn công việc loại này, hãy cố gắng đăng ký thật sớm và nên chọn 2 việc để phòng hờ.
Các công việc có thể là: trợ giảng, gia sư, nghiên cứu sinh, làm trong thư viện/ký túc xá/văn phòng ở trường/nhà ăn/phòng máy tính và kỹ thuật…
Nhiều trường sẽ đòi hỏi bạn phải xin phép ISO trước khi nộp hồ sơ hoặc nhận làm việc nào đó trong khuôn viên trường và chỉ cho phép bạn đi làm sau năm nhất. Trong năm học, bạn không được làm việc quá 20 giờ/tuần, nhưng bạn vẫn có thể làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ và dịp lễ nếu bạn vẫn tiếp tục học ở trường ở kỳ tiếp theo.
Dù làm gì, bạn luôn cần tham khảo sự hướng dẫn từ văn phòng ISO trước khi xin hay nhận việc nào, cũng như yêu cầu được giải thích cụ thể bất kỳ tình huống nào mà bạn thấy mơ hồ. Bạn cũng cần có sự hướng dẫn của nhà trường để đảm bảo mình đã hoàn thành mọi giấy tờ với Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ và nhận được sự cho phép cần thiết.
>> Các bước “bỏ túi” một công việc làm thêm ở khu học xá
Optional Practical Traning (OPT)
Xem thêm : 300 thành ngữ Anh – Việt phổ biến nhất trong tiếng Anh giao tiếp
Sinh viên quốc tế sở hữu visa F-1 được phép làm việc bên ngoài trường theo OPT cả trong và sau khi hoàn thành khóa học. OPT đòi hỏi bạn phải nộp giấy tờ để được sự chấp thuận của Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ, cho phép bạn được hưởng lương (nếu kiếm được việc chịu trả lương), và bắt buộc việc bạn chọn phải liên quan trực tiếp tới ngành học. Nếu Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ chấp nhận hồ sơ của bạn, họ sẽ gửi thẻ cấp phép lao động (Employment Authorization Ducument – EAD) qua thư.
Bạn chỉ có thể xin làm OPT sau khi đã nhập học được 9 tháng nhưng sẽ chỉ được đi làm sau khi nhận EAD và học ít nhất 1 năm. Bên cạnh đó, công việc bạn làm buộc phải “liên quan trực tiếp” đến ngành học của bạn và phải nộp đơn trước khi kết thúc khóa học.
Tổng thời gian bạn được làm OPT là 12 tháng và có thể làm nhiều công việc. Trong 12 tháng đó, tình trạng thất nghiệp của bạn chỉ được kéo dài tối đa là 90 ngày. Bên cạnh đó, công việc bạn làm buộc phải liên quan trực tiếp đến ngành học của bạn.
Sau mỗi bậc học, bạn được nộp OPT 12 tháng (ví dụ: sau đại học bạn làm OPT, thì sau khi học thạc sĩ xong bạn vẫn có quyền làm OPT thêm 1 lần nữa). Nhưng với những ai đã hoàn thành 12 tháng Curricular Practical Training (CPT) thì không được nộp OPT.
Nhớ rằng, bạn luôn phải thông báo cho ISO nếu có thay đổi về công việc, giờ làm, nghỉ phép, hoặc nghỉ việc. Sau khi OPT hết hiệu lực, bạn có 60 ngày để chuẩn bị việc rời khỏi Mỹ, nhận I20 từ chương trình học mới, hoặc chuyển đổi thể loại visa.
Có 2 loại OPT là Trước tốt nghiệp và Sau tốt nghiệp
OPT Trước tốt nghiệp
Bạn có thể xin giấy tờ cho OPT (thẻ EAD) trước khi tốt nghiệp, nhưng sẽ chỉ được đi làm chính thức sau khi nhận EAD và học ít nhất 1 năm.
Việc chọn ngày bắt đầu khá dễ, bạn được toàn quyền quyết định. Nếu bạn xin được việc để đi làm mùa hè khi còn đang đi học, nhưng không muốn đăng ký CPT và trả tiền học phí cho lớp “Internship”, thì loại OPT này là lựa chọn khá tốt cho bạn. Nhưng nên nhớ là tổng thời hạn của OPT chỉ có 12 tháng, thời gian bạn được ở lại Mỹ sau tốt nghiệp sẽ ít hơn nếu bạn làm OPT trong năm học. Và trong năm học bạn cũng chỉ được làm tối đa 20 tiếng/tuần
OPT Sau tốt nghiệp
Việc chọn ngày bắt đầu OPT là một trong các yếu tố quyết định việc về hoặc ở sau khi tốt nghiệp của 1 học sinh du học. Chọn ngày quá sớm mà không có ai nhận vào làm, bạn sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Sau 90 ngày mà vẫn thất nghiệp thì OPT của bạn sẽ bị hết hiệu lực. Trong trường hợp này bạn có thể đi làm tình nguyện viên và các việc không trả lương để thoát khỏi việc thất nghiệp. Chọn ngày quá trễ thì sẽ có rất ít công ty muốn nhận vì thời lượng OPT còn lại của bạn quá ít.
Để không phải đau đầu việc chọn ngày, bạn nên đi làm thực tập viên (internship/co-opt) hoặc xin việc càng sớm càng tốt và trễ nhất là trong học kỳ cuối của năm 4. Khi được nhận thì bạn có thể làm CPT trong năm học rồi tốt nghiệp xong thì xin OPT (và chọn ngày bắt đầu sớm) để được tiếp tục làm công việc hiện tại.
Xem thêm : Bang California Mỹ: 17 điều bạn chưa hề biết!
Hồ sơ xin làm OPT sau khi tốt nghiệp của bạn chắc chắn phải có mặt ở văn phòng của Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ trễ nhất là 60 ngày sau khi chương trình học kết thúc. Hồ sơ tới nơi sau ngày đó thì không được xét và bạn xem như bị mất quyền làm OPT.
Nếu bạn muốn rời khỏi Mỹ khi đang làm OPT thì hãy cực kỳ cẩn trọng và phải xin ý kiến từ ISO. Trường hợp bạn rời đi sau khi tốt nghiệp nhưng trước khi nhận được EAD và nhận được công việc thì có thể bạn sẽ không được chấp thuận. Bạn có thể rời khỏi Mỹ sau khi hoàn tất văn bằng của mình và có được EAD và công việc. Nhưng nhớ phải mang đầy đủ hộ chiếu còn thời hạn, thẻ EAD hợp lệ, visa F-1 hợp lệ, và mọi I-20 với trang 3 cho thấy bạn được phòng ISO của trường ký tên trong vòng 6 tháng trước đó, thư mời làm việc (bao gồm ngày tháng, lương, chức vụ, thời gian làm việc, ngày ra khỏi và quay về Mỹ của bạn). Bạn tham khảo thêm về việc rời Mỹ khi đang làm OPT ở đây, nhưng nhớ phải xin ý kiến từ ISO nữa nhé.
Curricular Pratical Training (CPT)
Đây là công việc nằm ngoài khuôn viên trường. Bạn chỉ có thể nộp đơn xin đi làm CPT khi chương trình học bắt buộc bạn phải đi làm thực tập (ví dụ: intern hay co-op) để được tốt nghiệp hoặc bạn nhất định phải được nhận tín chỉ cho các công việc loại này. Bạn được hưởng lương (nếu kiếm được việc chịu trả lương) và phải nộp giấy tờ online để được sự chấp thuận của Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ.
Đối với CPT, bạn chỉ có thể đi làm sau năm nhất và theo thời gian chỉ định bởi nơi thuê bạn và ISO. Tùy trường mà trong năm học, bạn có thể làm tối đa 20 tiếng/tuần hoặc ít hơn. Khác với OPT, bạn chỉ được nộp giấy xin làm CPT sau khi có xác nhận làm việc từ cơ quan thuê bạn. Nơi bạn làm cũng phải được ISO và giảng viên cố vấn duyệt qua trước, nếu muốn đổi, bạn phải xin phép lại từ đầu.
Lưu ý rằng, Nếu bạn muốn đi làm để nhận tín chỉ trong mùa hè, bạn vẫn bắt buộc phải đăng ký lớp “Internship” và trả tiền cho khoá học nhé. Thế nên nếu công việc bạn làm không trả lương hoặc bạn không học hỏi gì được gì nhiều thì chẳng nên làm mùa hè.
Nếu làm CPT toàn thời gian (hơn 20 tiếng/tuần) trong vòng 12 tháng hay hơn, thì bạn mất quyền xin làm OPT. Luôn thông báo cho ISO và người thầy cố vấn nếu có thay đổi về công việc, giờ làm, nghỉ phép, hoặc nghỉ việc.
Severe Economic Hardship
Nếu du học sinh chứng minh được khả năng tài chính của mình đột ngột bị mất thì có thể gửi giấy tờ đến Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ và xin đi làm để trang trải cuộc sống. Ví dụ, mất học bổng hoặc việc làm trong khuôn viên trường nhưng không phải do lỗi của bạn; giá chuyển đổi nội/ngoại tệ có biến động lớn nhanh chóng; học phí hoặc chi phí sinh hoạt tăng đột ngột; bệnh nặng đột xuất và nhiều chi phí nhanh chóng phát sinh…
Bạn vẫn phải xin cấp thẻ EAD và không cần phải có giấy nhận việc trước khi xin cấp thẻ. Bạn không bị giới hạn làm việc cho công ty nào, ở đâu. Các bước làm giấy tờ thì bạn nên nhờ ISO tư vấn là tốt nhất. Để được cấp thẻ cho loại này, bạn cũng cần phải cho thấy điểm số tốt của mình cũng như việc bạn không thể kiếm đủ tiền từ các công việc trong khuôn viên trường và bạn đã rất cố gắng tìm việc trong khuôn viên trường.
International Institutions
Nếu bạn được nhận vào làm ở một trong các tổ chức quốc tế trong danh sách, thì bạn sẽ không bị bó buộc bởi nhiều luật lệ của CPT, OPT, hay các thứ linh tinh khác. Dẫu vậy, bạn vẫn nên nhờ ISO tư vấn làm giấy tờ. Công việc bạn làm cũng buộc phải thuộc phạm vi của tổ chức đó là liên quan tới ngành bạn học.
Làm việc theo loại hình này, bạn vẫn có thể đi làm dù ngành học có thể không đòi hỏi bạn đi làm hoặc bạn không vừa đi làm vừa nhận tín chỉ và bất kể bạn làm trong bao lâu và thời lượng bao nhiêu, bạn vẫn có quyền nộp giấy tờ xin làm OPT sau khi tốt nghiệp.
Lưu ý
- Nếu bạn được nhận vào làm ở một trong các tổ chức quốc tế trong danh sách, thì bạn sẽ không bị bó buộc bởi nhiều luật lệ của CPT, OPT, hay các thứ linh tinh khác. Dẫu vậy, bạn vẫn nên nhờ ISO tư vấn làm giấy tờ. Công việc bạn làm cũng buộc phải thuộc phạm vi của tổ chức đó là liên quan tới ngành bạn học. Làm việc theo loại hình này, bạn vẫn có thể đi làm dù ngành học có thể không đòi hỏi bạn đi làm hoặc bạn không vừa đi làm vừa nhận tín chỉ và bất kể bạn làm trong bao lâu và thời lượng bao nhiêu, bạn vẫn có quyền nộp giấy tờ xin làm OPT sau khi tốt nghiệp.
Nguồn: https://sieutrinhohocduong.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục